Nằm ở bán đảo Ả Rập của Tây Á với gần 3 triệu dân, Qatar được biết đến bởi sự kết hợp hài hòa giữa những nét đẹp truyền thống và sự hiện đại. Vậy người dân Qatar theo đạo gì luôn là sự tò mò đối với nhiều người khi nhắc đến quốc gia này.
Qatar theo đạo gì, ở Qatar có bao nhiêu tôn giáo?
Đây là một quốc gia với số lượng tôn giáo không nhiều. Ở Qatar tồn tại một số tôn giáo chính là Hồi giáo, Phật giáo, Kitô giáo, Ấn Độ giáo, ngoài ra có một số bộ phận rất nhỏ người dân theo các tôn giáo khác và không theo bất kỳ tôn giáo nào. Có thể nhiều bạn không biết nhưng Qatar có đến gần 68% dân số theo Hồi giáo hay còn gọi là đạo Hồi.
Xem thêm: Múi giờ Qatar có những sự khác biệt gì với múi giờ Việt Nam
Sau đạo Hồi thì người dân Qatar theo đạo Kito cũng chiếm khá đông. Với hơn 13% dân số theo đạo Kito thì đây cũng được tính là tôn giáo có nhiều người theo đứng thứ 2 sau đạo Hồi. Đứng thứ 3 là Ấn Độ giáo cũng với hơn 13% dân số ủng hộ. Sau đó là đến Phật giáo chỉ với hơn 3% người dân tham gia. Cuối cùng là những tôn giáo khác.
Hồi giáo là tôn giáo chính thức của người dân Qatar
Phần lớn người Qatar theo đạo Hồi thuộc giáo phái Sunni trong khi đó thì chỉ có khoảng 10% dân số theo Hồi giáo của nước này là người Shiite. Có thể bạn không biết nhưng luật pháp của quốc gia này đều dựa trên luật Sharia. Đạo Hồi cũng chính là tôn giáo quyết định lối sống của người dân Qatar.
Qatar là một quốc gia có tỷ lệ người theo đạo Hồi nhiều nhất thế giới với hơn một nửa dân số là người Hồi giáo. Hồi giáo Sunni là một trong hai nhánh lớn của Hồi giáo và chiếm 85-90% số người Hồi giáo trên thế giới. Từ những điều đó có thể thấy người Qatar theo đạo Hồi chiếm một con số không hề nhỏ trên tổng số người theo đạo Hồi của thế giới.
Người Hồi giáo ở Qatar được bảo đảm quyền tự do tôn giáo và được Nhà nước khuyến khích việc thực hiện các nghi lễ của đạo Hồi như cầu nguyện, nhịn ăn, đi hành hương và đóng zakat. Nhà nước Qatar cũng tài trợ nguồn trợ cấp rất lớn để trùng tu, xây dựng các nhà thờ Hồi giáo.
Khi đến Qatar bạn có thể dễ dàng nhìn thấy người theo đạo Hồi rất đông và đi lại rất nhiều trên đường phố. Vậy nên chưa cần phải đọc qua bất kỳ thống kê nào, bạn hoàn toàn có thể thấy số lượng người dân theo đạo Hồi ở Qatar thật sự rất đông.
Kitô giáo – Tôn giáo thiểu số ở Qatar
Kito giáo hay được gọi với cái tên khác là Thiên Chúa giáo. Với gần 14% dân số theo đạo Kito nhưng đây vẫn là tôn giáo được liệt kê vào danh sách những tôn giáo thiểu số. Sở dĩ được coi là vậy bởi số lượng người tham gia Kitô giáo không nhiều như số lượng người gia nhập Hồi giáo.
Trước đây, Kitô giáo không phải là tôn giáo do chính người Qatar tạo ra mà chủ yếu là được du nhập vào Qatar. Thông qua những người nhập cư từ các quốc gia khác như Philippines, Ấn Độ, Sri Lanka, Lebanon và một vài nước Châu Âu khác thì Kitô giáo được du nhập vào Qatar và từ đó một bộ phận người dân Qatar theo đạo Kito.
Có lẽ cũng bởi vì được du nhập từ nước ngoài vào nên các Kitô hữu phải tuân theo một số quy định hạn chế của nhà nước Hồi giáo. Tuy nhiên, họ vẫn được tôn trọng và bảo vệ những quyền lợi của họ, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo. Nếu hỏi người dân Qatar theo đạo gì? thì cũng có thể nói người dân Qatar theo đạo Kitô hay đạo Thiên Chúa.
Ấn Độ giáo – Tôn giáo phổ biến thứ 3 tại Qatar
Cũng giống như Kitô giáo, Ấn Độ giáo cũng là tôn giáo thiểu số tại Qatar. Cùng với hơn 14% dân số Qatar theo Ấn Độ giáo, đây cũng được xếp vào một trong những tôn giáo phổ biến tại Qatar. Tuy nhiên, Ấn Độ giáo có một vài điểm khác so với Thiên Chúa giáo ở bên trên.
Cùng là du nhập từ nước ngoài nhưng Ấn Độ giáo được du nhập vào Qatar qua những người nhập cư từ Nam Á và Đông Nam Á. Đa phần những người này đều là người lao động sau đó nhập cư trên cơ sở sinh sống tạm thời tại Qatar. Người dân Qatar theo đạo Ấn cũng không phải là còn quá xa lạ.
Những người nhập cư vào Qatar từ trước được làm việc trong các lĩnh vực thương mại, xây dựng, dịch vụ. Điều đó giúp chúng ta hiểu dần được nơi bắt nguồn của Ấn Độ giáo tại Qatar. Ấn Độ giáo được người dân Qatar tôn trọng và kính nể như cái cách những người Hồi giáo tôn thờ tôn giáo của họ vậy.
Tuy cũng là một trong ba tôn giáo phổ biến nhưng người theo Ấn Độ giáo cũng vẫn phải tuân thủ pháp luật theo những quy định của Nhà nước Qatar. Người dân Qatar theo đạo Ấn cũng cần phải nắm rõ những hạn chế khi theo Ấn Độ giáo tại nước có Hồi giáo là tôn giáo chính.
Tự do tôn giáo và những tôn giáo khác
Phật giáo là tôn giáo được du nhập sau cùng
Người dân Qatar theo đạo Hồi, đạo Kitô, đạo Ấn là không đủ. Phật giáo cũng là một tôn giáo được du nhập vào Qatar. Người Qatar theo đạo Phật rất ít, chiếm chưa đến 3,5% dân số của cả quốc gia.
Trong hầu hết các đạo luật thì Phật giáo ở Qatar ít được nhắc đến nhất và cũng ít người tham gia nhất. Đây cũng là tôn giáo được du nhập từ Nam Á và Đông Nam Á vào Qatar thông qua những người lao động sống nhập cư tạm thời tại chính quốc gia này. Đây cũng là một trong số ít những tôn giáo được thực hành ở Qatar.
Cũng chính bởi du nhập nên Qatar không có quá nhiều quyền lợi cho những người Phật tử nhưng chính phủ Qatar vẫn tạo điều kiện cho họ tham gia phát triển cùng các tôn giáo khác. Những người Qatar theo đạo Phật luôn nhận được sự tôn trọng của tất cả các tôn giáo khác dù ít hay nhiều người tham gia tôn giáo đó.
Không chỉ Phật giáo mà mọi tôn giáo khác tại Qatar đều được kính trọng và tôn thờ theo cách riêng của từng giáo phái. Mọi tôn giáo tại Qatar đều được nhận sự đối đãi và tôn trọng từ tất cả các tôn giáo khác.
Tự do tôn giáo và khoan dung
Mọi sự tự do về tôn giáo đều được quy định trong Hiến pháp của nước này. Những người Qatar theo đạo hoàn toàn được lựa chọn tôn giáo mà bản thân thực sự để tâm đến. Câu hỏi Qatar theo đạo gì ? thật sự rất khó trả lời bởi người dân ở đây có nhiều tôn giáo để họ lựa chọn cho mình.
Tất cả mọi tôn giáo đều có sự công bằng, sự bội giáo của chính người Hồi giáo cũng sẽ bị kỷ luật. Bởi có sự phân chia rõ ràng cũng như việc phân bổ công việc trong bộ máy hành chính của Qatar đồng bộ nên những người không theo Hồi giáo vẫn có thể làm việc trong các tổ chức của chính phủ Qatar.
Chính phủ và những người cầm quyền ở Qatar cũng rất biết cách để làm thỏa mãn những người Qatar đang theo những tôn giáo khác bằng cách tổ chức ra những lễ hội để tất cả mọi người đều có thể tham gia. Các nhóm tôn giáo cần đăng ký với Chính phủ để được công nhận là hợp pháp.
Xem thêm: Khám phá đặc điểm, lịch sử hình thành của cờ Qatar
Câu hỏi “Người Qatar theo đạo gì” đã có câu trả lời chính xác nhất! Dưới sự hỗ trợ của nhà nước Qatar, các tôn giáo đã được kết nối và giúp đỡ lẫn nhau. Tham khảo thêm nhiều bài viết mới tại vieclamqatar.com để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích, hấp dẫn.